Creatinin được tạo ra từ số lượng Creatin tồn tại trong các cơ bị thoái hóa, sau đó chất này được lọc qua cầu thận. Thông thường trong máu của mỗi người đều có Creatinin. Creatinin nội sinh chủ yếu xuất hiện từ tụy, thận và gan, được Arginin và Methionin tổng hợp. Trong khi đó, Creatin ngoại sinh do những loại thức ăn được tiêu thụ hàng ngày cung cấp.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì phạm vi bình thường của nồng độ Creatinin trong máu. Creatinin được đào thải qua thận nên chỉ số Creatinin trong máu có thể phản ánh chính xác khả năng lọc của thận ở hiện tại.
Chính vì thế nếu chức năng bài tiết của thận bình thường thì nồng độ Creatinin sẽ luôn trong phạm vi bình thường và không đổi. Tuy nhiên nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Creatinin tăng cao, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng thận.
Khi thận gặp vấn đề và bị suy giảm chức năng do tình trạng mất nước hoặc một số rối loạn như viêm bể thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính, tắc nghẽn đường nước tiểu… khả năng lọc Creatinin sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến nồng độ Creatinin trong máu vượt qua khỏi mức bình thường hoặc tăng cao ở mức báo động.
Ngoài ra sau mỗi bữa ăn, nồng độ Creatinin trong máu thường sẽ tăng nhẹ, nhất là sau khi tiêu thụ một lượng lớn protein. Bên cạnh đó, chỉ số Creatinin sẽ có một số biến đổi trong ngày. Cụ thể: Cao nhất lúc 7 giờ tối và thấp nhất lúc 7 giờ sáng.
Thông qua độ lọc cầu thận ước tính (GFR: tên viết tắt), chức năng thận sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn, được ước đoán dựa vào chỉ số Creatinin trong máu. Nồng độ ure trong máu hay BUN là chỉ số khác có khả năng chức năng thận. Thông thường mối tương quan giữa chỉ số Creatinin và ure sẽ cho kết luận chính xác hơn về chức năng thận và nguyên nhân làm phát sinh những rối loạn nếu có.
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ Creatinin trong máu tăng cao ở nam trưởng thành có liên quan đến khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, còn ở trẻ sơ sinh thì được xác định là có liên quan đến nhiễm trùng.
Khi chức năng thận bị suy yếu bởi bất kỳ nguyên nhân nào, nồng độ Creatinin trong máu sẽ có dấu hiệu tăng đáng kể do khả năng lọc Creatinin của thận kém đi. Vì thế những xét nghiệm định lượng Creatinin máu được áp dụng với mục đích chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.
Ngoài ra kiểm tra bao nhiêu Creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể cũng là một cách đánh giá chính xác hơn về chức năng thận. Trong Y học, hoạt động này còn được gọi là độ thanh thải của Creatinin. Khi thực hiện kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá chính xác tốc độ lọc của thận.
Xét nghiệm định lượng Creatinin được tiến hành một cách thường quy, giống như là một phần quan trọng trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Ngoài ra kỹ thuật xét nghiệm này cũng được yêu cầu thực hiện khi bạn mắc phải một số bệnh lý cấp tính hoặc khi có nghi ngờ cơ quan thận làm việc không tốt.
Tình trạng suy giảm chức năng thận được cảnh báo bởi những dấu hiệu sau:
Ngoài ra phụ thuộc vào nguy cơ tổn thương thận và bệnh lý của từng bệnh nhân, tần suất thực hiện xét nghiệm Creatinin máu sẽ thay đổi.
Các xét nghiệm định lượng Creatinin gồm xét nghiệm Creatinin máu và xét nghiệm Creatinin nước tiểu.
Xét nghiệm định lượng Creatinin máu được tiến hành một cách thường quy, giống như là một phần quan trọng trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Ngoài ra kỹ thuật xét nghiệm này cũng được yêu cầu thực hiện khi có nghi ngờ cơ quan thận làm việc không tốt hoặc mắc phải một số bệnh lý cấp tính.
Kết quả xét nghiệm định lượng Creatinin bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
Creatinin tích tụ trong cơ thể khi chức năng thận có vấn đề. Việc thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin trong nước tiểu có khả năng đánh giá chính xác thận có làm việc tốt hay không. Thông thường những thử nghiệm xác định nồng độ Creatinin nước tiểu 24 giờ được thực hiện cho những người bị nghi ngờ mắc bệnh thận. Nồng độ Creatinin trong cơ thể tăng cao là biểu hiện của bệnh thận.
Chỉ số Creatinin trong máu và trong cả nước tiểu sẽ được xác định và so sánh. Trong đó có những chỉ số sau:
Chỉ số Creatinin máu ở người trưởng thành và khỏe mạnh
Ngoài ra chỉ số Creatinin còn chịu tác động và phụ thuộc vào những yếu tố gồm giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể… Cụ thể nồng độ Creatinin có thể giảm đáng kể ở những người cao tuổi giảm khối lượng cơ.
Chỉ số Creatinin tăng cao bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ suy thận, cụ thể:
Suy thận theo độ | Mức Creatinin ( mmol/l) |
Suy thận độ I | < 130 mmol/l |
Suy thận độ II | 130- 299 mmol/l |
Suy thận độ IIIa | 300 – 499 mmol/l |
Suy thận độ IIIb | 500 – 899 mmol/l |
Suy thận độ IV | > 900 mmol/l |
Đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm từ cấp độ IIIa trở lên sẽ phải điều trị thay thay thế bằng phương pháp chạy thận nhân tạo cả đời. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rất nhiều.
Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh thận rất đa dạng. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm các triệu chứng thường ít biểu hiện ra lâm sàng và không tương xứng với kết quả tăng nồng độ Creatinin. Đối với một số trường hợp, bệnh nhân bị bệnh thận chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên, không có biểu hiện triệu chứng mặc dù chỉ số Creatinin máu cao.
Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện sau:
Những nguyên nhân được liệt kê dưới đây sẽ khiến nồng độ Creatinin trong máu tăng cao, gồm:
Những trường hợp được liệt kê dưới đây sẽ có nồng độ Creatinin thấp hơn bình thường, bao gồm:
Chính vì những lý do nêu trên nên việc thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin để đánh giá chức năng thận là điều vô cùng cần thiết. Bởi hoạt động này sẽ giúp bạn tầm soát tốt tình trạng suy thận ngay từ giai đoạn rất nhẹ. Đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển nặng theo thời gian khi không kịp thời phát hiện. Khi bị suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân buộc phải chạy thận nhân tạo suốt đời.
Bài viết là thông tin cơ bản về ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp. Từ những thông tin này hi vọng người bệnh hiểu hơn về chỉ số Creatinin, vai trò của chỉ số này cùng những xét nghiệm chẩn đoán. Do bệnh suy thận thường ít có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu nên người bệnh nên thường xuyên thực hiện định lượng Creatinin. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện và chữa trị, phòng ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu.
Ý kiến bạn đọc